Slider

Hình ảnh chủ đề của kelvinjay. Được tạo bởi Blogger.

Bệnh lý xương khớp

Bệnh lý

Bệnh lý thần kinh

Bệnh lý phần mềm

Bệnh lý ngôn ngữ

Trị liệu

» » » Bệnh loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm là chứng rối loạn khớp thái dương hàm, gây ra những cơn đau có tính chu kỳ ở khớp thái dương nối giữa xương hàm và xương sọ. Khớp thái dương có vai trò thực hiện các hoạt động chức năng như nhai, ngáp và nói chuyện nên khi bị mất cân bằng có thể khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi và khó chịu.

Những nguyên nhân như chấn thương gây tổn thương cho xương hàm, viêm khớp hoặc mỏi cơ hàm đều có thể dẫn đến tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm.
Dấu hiệu bệnh loạn năng thái dương hàm

Nhiều trường hợp loạn năng thái dương hàm không có dấu hiệu rõ, chỉ thoáng qua hoặc tự khỏi. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh loạn năng thái dương hàm thường có các dấu hiệu sau đây:

1. Đau

Người bị loạn năng thái dương hàm thường xuyên cảm thấy đau ở khớp thái dương hàm, cơ nhai, răng, xương hàm răng hoặc vùng cổ, vai…

Đau khớp thái dương hàm:

– Có thể đau một bên hoặc hai bên khớp thái dương hàm, đặc biệt mỗi khi hàm dưới hoạt động thì cơn đau khớp thái dương hàm tăng mạnh. Nếu hàm dưới nghỉ ngơi, không hoạt động thì cơn đau lại biến mất.

– Nếu các sụn khớp có dấu hiệu suy yếu làm cấu trúc khớp thái dương hàm biến đổi so với cấu trúc bình thường thì có thể bị đau liên tục cả khi hàm dưới không hoạt động và càng đau tăng khi có sự vận động hàm dưới.

Đau cơ nhai:

– Người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó chịu, căng mỏi ở cơ rồi dần dần thấy đau. Nhiều trường hợp lại dừng ở căng mỏi cơ mà không có cơn đau kèm theo.

Bệnh loạn năng thái dương hàm
Bệnh loạn năng thái dương hàm


– Tùy theo vị trí cơ bị đau mà người bệnh sẽ cảm thấy đau ở chỗ nào, nếu có nhiều cơ bị đau thì sẽ đau nhiều chỗ hơn. Chủ yếu tập trung một bên cơ.

– Cơn đau có thể tự xuất hiện hoặc đến khi nhai thức ăn, khi há miệng lớn hoặc nói chuyện…khiến người bệnh há miệng hạn chế. Thường vào buổi sáng sau khi thức dậy, người bệnh bị đau nhiều và khó mở miệng, đặc biệt là những người hay nghiến răng khi ngủ.

– Phì đại cơ do cơ nhai hoạt động liên tục khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, nhai lệch.

– Một số trường hợp cảm thấy đau mỏi ở một bên vùng vai gáy hoặc lan đến phía trước hoặc sau cánh tay.

2. Loạn năng

Chức năng của khớp thái dương hàm hoặc cơ hàm bị rối loạn gây ra các biểu hiện sau:

– Xuất hiện tiếng kêu ở khớp thái dương hàm : tiếng lục khục, lạo xạo, pop, cắc…

– Người bệnh bị bị giới hạn vận động hàm khiến việc há miệng, nhai hoặc cắn xé thức ăn rất khó khăn.

– Lệch hàm khi há miệng: có trường hợp hàm dưới bị lệch về 1 bên khi há miệng nhưng khi há đến mức tối đa thì hàm lại trở về như cũ, trường hợp khác hàm lệch về 1 bên khi há miệng nhưng càng há to thì càng bị lệch.

– Giãn khớp: biên độ khớp bị giãn so với bình thường, tình trạng này có thể dẫn đến trật khớp, dính khớp, thủng đĩa khớp, mất khả năng hoạt động miệng.

3. Những dấu hiệu khác của loạn năng thái dương hàm

Nếu người bệnh có vấn đề bất ổn tâm lý như căng thẳng, lo âu, thần kinh bất ổn, rối loạn thần kinh thực vật,… thì rất dễ xuất hiện những dấu hiệu sau:

– Nhiều người còn có triệu chứng đau bên trong tai, tai ù, suy giảm thính lực, mất khả năng thăng bằng.

– Tuyến nước bọt dưới hàm bị sưng một bên.

– Chảy nước mắt, đau hốc mắt,…

– Cảm giác nóng như châm chích ở mũi – hầu.

Bệnh loạn năng thái dương hàm không khó chữa, tuy nhiên nhiều người lại thường hay chủ quan nên để đến khi bệnh nặng thì mới lo chạy chữa. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc điều trị được hiệu quả nhanh chóng.

Thông thường, để có phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ thường phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh đồng thời điều trị theo triệu chứng để đạt được hiệu quả. Trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu…Đối với chứng loạn năng thái dương hàm nghiêm trọng, can thiệp bằng phương pháp nha khoa hoặc phẫu thuật là điều bắt buộc.

►Xem thêm: Viêm quanh khớp vai

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply