Slider

Hình ảnh chủ đề của kelvinjay. Được tạo bởi Blogger.

Bệnh lý xương khớp

Bệnh lý

Bệnh lý thần kinh

Bệnh lý phần mềm

Bệnh lý ngôn ngữ

Trị liệu

Viêm xương có chữa được không?

Bệnh khởi đầu rất rầm rộ do một phản ứng toàn thân mạnh mẽ, do sự tăng dị ứng tối đa trên một cơ thể bị mẫn cảm. 


Thường biểu hiện với bệnh cảnh sau:


Sốt cao 39-40oC, sốt kéo dài, rét run, mạch nhanh nhỏ, có thể 120-140 lần/phút, bệnh lờ đờ có thể có co giật.

Đau tự nhiên tại vùng gần khớp gia tăng dần lên, dữ dội đau xiên chéo, xuyên thấu và gia tăng khi ấn mạnh.

Giảm hoặc mất cơ năng của chi bị viêm xương(chú ý dễ nhầm gãy xương).

Sưng toàn bộ chi viêm, da nhợt nhạt hoặc tím đỏ, tĩnh mạch dưới da nổi rõ, lúc đầu da còn căng sau mềm và có thể lùng nhùng.

Khớp sưng to do phản ứng giao cảm, tuy nhiên đối với trẻ nhũ nhi, viêm có thể lan sang khớp thực sự và gây một viêm khớp mủ.

Viêm xương tủy mãn



Có khoảng 15-25% viêm xương tủy cấp chuyển sang mãn tính do chẩn đoán muộn, điều trị không đúng quy cách.

Lâm sàng biểu hiện dấu hiệu âm ỉ tại chỗ, có giai đoạn hết đau rồi đau tái lại, phần mềm sưng nhẹ, ấn hơi đau. Tại chỗ vùng xương viêm to phình, xù xì, da hơi xám, có một vài lỗ dò hình phễu dính sát xương, có thể tái phát các đợt cấp.

Giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ làm giảm nguy cơ phát triển viêm xương tủy. Nói chung, biện pháp phòng ngừa là tránh các vết cắt và vết xước. Nếu có bất kỳ vết cắt và vết xước, làm sạch khu vực này ngay lập tức và áp một băng sạch. Thường xuyên kiểm tra vết thương về các dấu hiệu nhiễm trùng.


Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Các cây thuốc nam dùng chữa bệnh xương khớp

Khi hỗ trợ chữa bệnh khớp bằng đông y nhiều người nghĩ ngay đến cây ngải cứu, loại cây mà từ đời ông cha ta truyền lại là có hiệu quả với nhiều loại bệnh nhất là bệnh xương khớp. 

Ngải cứu hỗ trợ chữa xương khớp.


Dùng lá ngải cứu trắng trộn lẫn với muỗi rồi đổ nướng nóng lên sau đó đắp vào phần xương khớp cần chữa. Nếu bị đau khớp khiến phần xương khớp bị sưng to lên thì đắp lá ngải cứu trắng muối nóng này sẽ làm giảm đau, bớt sưng tấy.



Những người mà có nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp mà muốn dùng cây thuốc nam hỗ trợ chữa bệnh khớp thì cách này sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh rất tốt.

Dùng cây lá lốt hỗ trợ chữa bệnh khớp khi trời trở lạnh


Những người bị bệnh khớp thì trời lạnh trở thành mối lo ngại vì khi này sẽ bị đau nhức và khó có thể đi lại bình thường. Đối với loại bệnh này thì có thể dùng cây lá lốt như một bài thuốc rất hiệu quả.



Lấy 10-15gram lá lốt đã phơi khô hoặc 30 gram lá tươi, cho vào đun cùng 2 bát nước cho đến khi còn khoảng nửa bát thì đổ ra để uống. Nên uống nước lá lốt này vào buổi tối, sau khi ăn và uống khi nước vẫn còn ấm để có hiệu quả tốt nhất. Việc hỗ trợ chữa viêm khớp bằng thuốc nam sử dụng cây lá lốt này nên sử dụng liệu trình liên tiếp khoảng 10 ngày thì có tác dụng rõ rệt nhất.

Hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp bằng cỏ trinh nữ


Cây cỏ trinh nữ đối với dân gian là bài thuốc quý, nhưng hiện giờ người ta hay bỏ quên nó hay chỉ nghe tên trong các thành phần thuốc làm đẹp cho chị em. Nhưng điều bạn có thể chưa biết là cỏ trinh nữ cũng có tác dụng rất tốt để hỗ trợ chữa các bệnh xương khớp.



Lấy rễ cây trinh nữ, thái mỏng, tẩm với rượu trắng, sau đó sắc với 400ml nước để lấy 100ml nước rễ cỏ trinh nữ chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng cách hỗ trợ chữa bệnh khớp bằng thuốc nam này có hiệu quả tốt với nhiều người bị đau nhức xương khớp.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Thoái hóa khớp cổ chân chữa tại nhà ra sao?

Cách hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân bao gồm phương pháp Tây y, Đông y và một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp cổ chân đều được bác sĩ chỉ định liệu trình hỗ trợ điều trị kết hợp nhiều phương pháp.


Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn liệu trình bao gồm các cách hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân, một cách toàn diện nhất. Một lần nữa, kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị là lựa chọn tối ưu cho căn bệnh này.

Mẹo hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân tại nhà


Ban đầu bệnh thoái hóa khớp cổ chân thường nhẹ và gây ít khó chịu cho người bệnh. Khi phát hiện những dấu hiệu đau nhức khó chịu tại mắt cá chân, một số mẹo hỗ trợ chữa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như sau:

Sử dụng khăn lạnh chườm cổ chân sau đó chuyển sang chườm nước ấm.

Có thể sử dụng cao hoặc dầu nóng, mục đích làm giãn các cơ và tăng độ đàn hồi tại khu vực thoái hóa khớp cổ chân.



Kết hợp massage xoa bóp nhẹ nhàng phần cổ chân.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tập co và duỗi chân, khởi động kỹ giúp các khớp linh hoạt hơn trong quá trình đi lại.

Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng thuốc vẫn luôn là phương pháp hỗ trợ điều trị chính. Về bản chất, Tây Y cung cấp các loại thuốc giảm đau, kháng sinh và kháng viêm. Một số loại có thể có tác dụng phụ, gây hại dạ dày, suy thận, tăng men gan... Do đó, nếu trường hợp không thực sự cần thiết, các bác sĩ luôn hạn chế cho bệnh nhân dùng thuốc.

Tiêm thuốc trực tiếp vào khu vực khớp thoái hóa cũng là một lựa chọn tốt. Thuốc tiêm sau 24h sẽ có tác dụng. Cơn đau của bệnh nhân sẽ được giảm nhanh chóng.

Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân nặng


Trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ chân quá nặng, việc phẫu thuật là phương án cuối cùng. Trong đó, hai dạng phẫu thuật thoái hóa khớp cổ chân phổ biến:

Tiến hành phẫu thuật cầm chừng là phương pháp nội soi cắt hai vết nhỏ. Việc này giúp cho cơn đau giảm và bệnh cũng tiến triển chậm hơn. Nhưng sau một thời gian chắc chắn bệnh sẽ tái phát.

Phẫu thuật thay khớp sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mà khớp cổ chân đã thoái hóa hoàn toàn, không còn cách nào khác. Đây là một phẫu thuật phức tạp, bệnh nhân cần tìm đến các bệnh viện lớn để đảm bảo chất lượng và an toàn sức khỏe.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Viêm gân chóp xoay là thế nào?

Tình trạng đau cơ quay khớp vai còn gọi là viêm gân cơ chóp xoay vai. Vùng vai của bạn gồm có xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay với các gân, cơ delta lớn đảm nhiệm các chuyển động vai. Dây chằng sẽ giúp nối các cơ, gân này vào những xương quan trọng giúp cho chuyển động của bạn được linh hoạt hơn.


Cơ quay khớp vai là khu vực đảm nhiệm nhiều chuyển động của vùng vai, cánh tay, nên có thể gặp phải tình trạng chấn thương. Ta gọi đây là tình trạng viêm gân chóp xoay.

Dấu hiệu nhận biết nhanh:


Nhấc tay lên cao khó khăn, có cảm giác đau. Rất khó giơ thẳng tay lên cao và giữ thẳng. Có cảm giác nhức và tê mỏi vùng vai, đặc biệt là sau khi mang vác đồ đạc. Tình trạng đau âm ỉ và kéo dài.

Những người dễ bị viêm gân chóp xoay

Viêm gân chóp xoay dễ gặp phải ở một số nhóm bệnh nhân:

Người trên 40 tuổi. Những người lao động sử dụng lực cánh tay nhiều như công việc thợ mộc, sơn nhà,…

Vận động viên bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt,… do vận động và luyện tập quá sức. Bệnh nhân có tiền sử các bệnh xương khớp.



Làm gì khi bị viêm gân chóp xoay


Đối với những trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi trong vài tuần, tình trạng viêm gan chóp xoay có thể cải thiện. Đối với những trường hợp đau kéo dài, đau nhức dữ dội bạn cần thăm khám với bác sĩ để kiểm tra thương tổn. Viêm gân chóp xoay là tình trạng có thể được cải thiện với các biện pháp điều trị như:

Điều trị bằng các nhóm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, chống viêm. Bổ sung các khoáng chất, thuốc bổ gân cơ và các loại vitamin. Điều trị bằng vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng gân cơ chóp xoay vai.

Áp dụng thêm một số biện pháp chườm lạnh để giảm tình trạng đau nhức trong sinh hoạt ở nhà. Bổ sung chế độ dinh dưỡng với cá, các loại hoa quả và rau xanh. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, viêm sưng.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Các bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa theo đông y

Đau dây thần kinh tọa hay đau dây thần kinh hông là những cơn đau xuất phát theo đường đi của dây thần kinh hông, bắt nguồn từ các rễ thần kinh vùng thắt lưng, kéo dài đến các ngón chân. Đau thần kinh tọa xảy ra khi rễ thần kinh của vùng này bị chèn ép hay tổn thương gây ra các cơn đau nhức khủng khiếp cho người bệnh.


Một số bài thuốc nam trị đau dây thần kinh tọa

Theo Y học cổ truyền, bệnh đau thần kinh tọa thuộc chứng tọa cốt phong. Để điều trị bệnh, người ta thường tùy thuộc vào trường hợp phong hàn kinh lạc, phong hàn thấp tý hay phong nhiệt mà có các bài thuốc chữa trị phù hợp.

1. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong hàn kinh lạc


Đau thần kinh tọa do trúng phong hàn kinh lạc thường có các biểu hiện như:

• Đau từ thắt lưng lan xuống mông, phía sau đùi, chạy thẳng xuống cẳng chân khiến người bệnh đi lại khó khăn.

• Người bệnh thấy lạnh, lưỡi trắng, mạch phù.

Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.

Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: Độc hoạt 12g, uy linh tiên 12g, tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, quế chi 8g, trần bì 8g, phòng phong 8g, chỉ xác 8g, tế tân 8g.
Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, thừa phù, thừa sơn, giải khê, côn lôn. Bên cạnh đó, thủy châm vitamin B12 vào các huyệt trên.

Bài thuốc 2: cẩu tích 16g, thiên niên kiện 12g, rễ lá lốt 12g, ngưu tất 12g, xuyên khung 12g, quế chi 8g, chỉ xác 8g, ngải cứu 8g, trần bì 8g.
Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: Độc hoạt 12g, đẳng sâm 12g, bạch thược 12g, ngưu tất 12g, tang ký sinh 12g, phục linh 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, đại táo 12g, phòng phong 8g, cam thảo 8g, đỗ trọng 8g, tế tân 6g, quế chi 6g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.


2. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong hàn thấp tý


Đau thần kinh tọa do phong hàn thấp tý, người bệnh có các dấu hiệu như sau:

• Đau từ thắt lưng cùng theo dây thần kinh hông lan xuống dưới chân.

• Người bệnh có dấu hiệu teo cơ

• Bệnh thường kéo dài, hay tái phát, người bệnh mất ăn, mất ngủ, suy nhược, mạch nhu hoãn.

Phương pháp chữa trị: khu phong tán hàn, hoạt huyết, bổ can thận, bổ khí huyết, trừ thấp, ứ khứ.

Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: khương hoạt 12g, , tang chi 8g, phòng phong 8g, đương quy 8g, độc hoạt 8g, hoàng kỳ 8g, cam thảo 4g, một dược 4g, hải phong đằng 4g, nhũ hương 4g,xuyên khung 4g.
Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: tang ký sinh 16g, cẩu tích 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, thỏ ty tử 12g, phòng kỷ 12g, tục đoạn 12g, kỷ tử 12g, bổ cốt chỉ 8g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, thương truật 8g.
Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: ý dĩ nhân 16g, đại táo 12g, khương truật 8g, độc hoạt 8g, phụ tử chế 8g, khương hoạt 8g, đỗ trọng 8g, quế chi 8g, cam thảo 6g, gừng 4g.
Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý: Các vị thuốc này uống cho tới khi hết đau. Sau đó, ngâm 1 trong các thang thuốc trên với 2 lít rượu, mỗi lần uống 20ml, mỗi ngày 2 lần. Uống trong 3 -6 tháng để có hiệu quả.


3. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong nhiệt


Đau thần kinh tọa do phong nhiệt, người bệnh có các triệu chứng như sau:

• Đùi đau buốt, nóng rát.

• Khi tiểu tiện có màu vàng .

• Rêu vàng, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa trị: thanh nhiệt giải độc là chính, kèm theo sơ phong thông lạc.

Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: thạch cao 30g, tri mẫu 10g, phòng kỷ 10g, tang chi 10g, quế chi 6g, xích thược 8g, nhẫn đông đằng 8g, đan bì 8g, uy linh tiêm 8g, liên kiều 6g, hoàng bá 6g.
Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: ngưu tất 60g, kê huyết đằng 30g, thân cân thảo 30g, ý dĩ 30g, dâm hương hoắc 30g, xương truật 15g, độc hoạt 15g, tang kí sinh 15g, xuyên khung 12g, mộc qua 12g, thô miệt trùng 10g, tế tân 6g. Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Sai lầm khi điều trị đau khớp vai bằng thuốc

Các loại thuốc giảm đau không steroid thường được sử dụng khá phổ biến trong điều trị triệu chứng đau của bệnh nên nhiều người xem đó là thuốc điều trị đau khớp vai và thường xuyên lạm dụng. 

Đây là thuốc thuộc nhóm không có lợi cho đường tiêu hóa, thậm chí có thể xảy ra rất nặng và được xem như một tai biến của việc dùng thuốc. Trên thực tế, loại thuốc này được dùng khá thông dụng mặc dù phải có toa bác sĩ thì người bệnh mới được mua. 

Tuy nhiên, ở nước ta vấn đề này vẫn còn bất cập trong việc thực hiện vì thế người bệnh có thể tự ý mua dễ dàng tại nhà thuốc và tự điều trị. Ước tính có khoảng 30 triệu người trên toàn cầu sử dụng thuốc chống viêm không steroid hàng ngày, trong đó tỷ lệ xảy ra các phản ứng có hại do thuốc chống viêm không steroid, chiếm khoảng từ 20 – 25% .

Tiêm corticoid vào khớp tiềm ẩn nhiều biến chứng

Sai lầm khi điều trị đau khớp vai bằng thuốc
Sai lầm khi điều trị đau khớp vai bằng thuốc


Tiêm trực tiếp corticoid vào khớp giúp giảm đau giảm viêm, chống cứng khớp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng dẫn đến nhiễm khuẩn khớp, rách gân, tổn thương cơ, nặng hơn có thể dẫn đến nhiều di chứng. 

Việc thực hiện thủ thuật này cần được cân nhắc về liều lượng và tiền sử bệnh tật. Nếu dùng liều cao, nhắc đi nhắc lại nhiều lần kéo dài, thuốc có thể sẽ gây ra tác dụng phụ toàn thân chẳng hạn: giữ muối và nước, mất cân bằng điện giải tạo cơ hội cho nhiễm khuẩn, siêu vi nấm,… 

Nếu không chú ý đến tiền sử bệnh của người bệnh sẽ làm tăng huyết áp, suy tim co thắt (đối với người có bệnh lý tim mạch), làm giảm dung nạp glucose (với người bệnh đái tháo đường).

Theo các chuyên gia, tiêm trực tiếp corticoid vào khớp chỉ có tác dụng nhất thời (cho dù với cách làm tốt có thể kéo dài hiệu quả tới 16-24 tuần), phải được thực hiện tại bệnh viện với sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bị bệnh gout nên uống gì?

Theo các chuyên gia, người bị bệnh gout nên uống nhiều nước mỗi ngày (từ 2,5 – 3 lít nước) sẽ giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường tiểu tiện.

Nước khoáng không gaz

Cũng như nước lọc, nước khoáng không gaz cũng rất tốt cho người bệnh. Nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, giảm nguy cơ sỏi thận.

Sữa ít béo

Uống sữa ít béo mỗi ngày từ 1 đến 3 cốc sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Dứa ép

Trong dứa ép chứa enzyme bromelain có tác dụng trong việc giảm viêm, sưng ở người bị bệnh gout. Bên cạnh đó, loại enzyme này giúp tiêu hóa protein làm giảm lượng acid uric dư thừa tích tụ trong máu.

Vì vậy nước dứa ép cũng rất tốt cho người bệnh gout.

Nước ép dưa leo

Trong dưa leo có nhiều vitamin, ít calo và hàm lượng acid tatronic giúp ngăn ngừa chuyển hóa chất béo trong cơ thể, có tác dụng tốt đến sức khỏe. Khoáng chất Silica là khoáng chất vi lượng có trong dưa leo giúp tăng cường mô liên kết, giúp giảm độ acid uric ở người bị bệnh gout. Thoái hóa khớp gối http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-khop-goi.html

Bị bệnh gout nên uống gì?
Bị bệnh gout nên uống gì?


Nước ép anh đào

Theo nhiều nghiên cứu thì nước ép anh đào có tác dụng tốt trong việc giảm nồng độ acid uric. Việc uống loại nước này thường xuyên sẽ làm giảm các cơn đau do gout gây ra.

Nước ép dâu tây

Đây là loại nước ép có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn chặn phản ứng của chất purin – nguyên nhân gây ra bệnh gout.

Ngoài ra, trong nước ép dâu tây có chứa vitamin C sẽ giúp giảm tình trạng viêm, sưng khớp ở người bệnh.

Nước mía

Nước mía là loại thực phẩm tốt cho hệ bài tiết, giúp người bị bệnh gout thải acid uric ra ngoài.

Nước ép táo ta

Các chuyên gia cho rằng chiết xuất từ nước ép táo ta có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout. Nước ép táo ta ngăn chăn sự hình thành acid uric, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Khắc phục chứng đau buốt xương ống chân

Làm việc quá sức, thường xuyên đi đứng, đứng lâu khiến cơ bắp và xương ống chân bị quá tải gây đau nhức mỏi. Do hoạt động thể dục, chơi thể thao quá mức nhưng không khởi động kỹ trước khi luyện tập.

Đau buốt xương ống chân là tình trạng khá phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đau xương ống chân do nhiều nguyên nhân gây ra
Làm việc quá sức, thường xuyên đi đứng, đứng lâu khiến cơ bắp và xương ống chân bị quá tải gây đau nhức mỏi.

Do chấn thương từ bên ngoài khiến cơ xương bị tổn thương và gây đau buốt.

Do một số bệnh lý như viêm cơ, viêm xương, u xương… gây đau nhức xương ống chân.

Ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, việc thiếu vitamin D và canxi cũng có thể dẫn đến đau nhức ở xương ống chân.

Khắc phục chứng đau buốt xương ống chân
Khắc phục chứng đau buốt xương ống chân 


Ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, tình trạng đau xương ống chân được coi là một dấu hiệu sinh lý do sụn và xương phát triển nhanh có thể gây ra đau nhức.

Khắc phục

Để khắc phục tình trạng đau buốt xương ống chân, chị có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Nghỉ ngơi để cơ bắp và xương ống chân được thư giãn.

Trước khi tập luyện hoặc chơi thể thao, cần khởi động kỹ để tránh bị đau nhức xương ống chân, giãn cơ, trật khớp… Nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp, tránh vận động quá sức có thể gây tổn thương xương khớp.

Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, photpho, magie, protein, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu…

Khi thấy cơn đau kéo dài và có dấu hiệu tăng mạnh, chị nên đến bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp nhé.

Bệnh loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm là chứng rối loạn khớp thái dương hàm, gây ra những cơn đau có tính chu kỳ ở khớp thái dương nối giữa xương hàm và xương sọ. Khớp thái dương có vai trò thực hiện các hoạt động chức năng như nhai, ngáp và nói chuyện nên khi bị mất cân bằng có thể khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi và khó chịu.

Những nguyên nhân như chấn thương gây tổn thương cho xương hàm, viêm khớp hoặc mỏi cơ hàm đều có thể dẫn đến tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm.
Dấu hiệu bệnh loạn năng thái dương hàm

Nhiều trường hợp loạn năng thái dương hàm không có dấu hiệu rõ, chỉ thoáng qua hoặc tự khỏi. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh loạn năng thái dương hàm thường có các dấu hiệu sau đây:

1. Đau

Người bị loạn năng thái dương hàm thường xuyên cảm thấy đau ở khớp thái dương hàm, cơ nhai, răng, xương hàm răng hoặc vùng cổ, vai…

Đau khớp thái dương hàm:

– Có thể đau một bên hoặc hai bên khớp thái dương hàm, đặc biệt mỗi khi hàm dưới hoạt động thì cơn đau khớp thái dương hàm tăng mạnh. Nếu hàm dưới nghỉ ngơi, không hoạt động thì cơn đau lại biến mất.

– Nếu các sụn khớp có dấu hiệu suy yếu làm cấu trúc khớp thái dương hàm biến đổi so với cấu trúc bình thường thì có thể bị đau liên tục cả khi hàm dưới không hoạt động và càng đau tăng khi có sự vận động hàm dưới.

Đau cơ nhai:

– Người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó chịu, căng mỏi ở cơ rồi dần dần thấy đau. Nhiều trường hợp lại dừng ở căng mỏi cơ mà không có cơn đau kèm theo.

Bệnh loạn năng thái dương hàm
Bệnh loạn năng thái dương hàm


– Tùy theo vị trí cơ bị đau mà người bệnh sẽ cảm thấy đau ở chỗ nào, nếu có nhiều cơ bị đau thì sẽ đau nhiều chỗ hơn. Chủ yếu tập trung một bên cơ.

– Cơn đau có thể tự xuất hiện hoặc đến khi nhai thức ăn, khi há miệng lớn hoặc nói chuyện…khiến người bệnh há miệng hạn chế. Thường vào buổi sáng sau khi thức dậy, người bệnh bị đau nhiều và khó mở miệng, đặc biệt là những người hay nghiến răng khi ngủ.

– Phì đại cơ do cơ nhai hoạt động liên tục khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, nhai lệch.

– Một số trường hợp cảm thấy đau mỏi ở một bên vùng vai gáy hoặc lan đến phía trước hoặc sau cánh tay.

2. Loạn năng

Chức năng của khớp thái dương hàm hoặc cơ hàm bị rối loạn gây ra các biểu hiện sau:

– Xuất hiện tiếng kêu ở khớp thái dương hàm : tiếng lục khục, lạo xạo, pop, cắc…

– Người bệnh bị bị giới hạn vận động hàm khiến việc há miệng, nhai hoặc cắn xé thức ăn rất khó khăn.

– Lệch hàm khi há miệng: có trường hợp hàm dưới bị lệch về 1 bên khi há miệng nhưng khi há đến mức tối đa thì hàm lại trở về như cũ, trường hợp khác hàm lệch về 1 bên khi há miệng nhưng càng há to thì càng bị lệch.

– Giãn khớp: biên độ khớp bị giãn so với bình thường, tình trạng này có thể dẫn đến trật khớp, dính khớp, thủng đĩa khớp, mất khả năng hoạt động miệng.

3. Những dấu hiệu khác của loạn năng thái dương hàm

Nếu người bệnh có vấn đề bất ổn tâm lý như căng thẳng, lo âu, thần kinh bất ổn, rối loạn thần kinh thực vật,… thì rất dễ xuất hiện những dấu hiệu sau:

– Nhiều người còn có triệu chứng đau bên trong tai, tai ù, suy giảm thính lực, mất khả năng thăng bằng.

– Tuyến nước bọt dưới hàm bị sưng một bên.

– Chảy nước mắt, đau hốc mắt,…

– Cảm giác nóng như châm chích ở mũi – hầu.

Bệnh loạn năng thái dương hàm không khó chữa, tuy nhiên nhiều người lại thường hay chủ quan nên để đến khi bệnh nặng thì mới lo chạy chữa. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc điều trị được hiệu quả nhanh chóng.

Thông thường, để có phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ thường phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh đồng thời điều trị theo triệu chứng để đạt được hiệu quả. Trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu…Đối với chứng loạn năng thái dương hàm nghiêm trọng, can thiệp bằng phương pháp nha khoa hoặc phẫu thuật là điều bắt buộc.

►Xem thêm: Viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai ở người lớn tuổi

Khớp vai nằm giữa xương cánh tay và xương bả vai. Đây là một trong những khớp cử động linh hoạt nhất của cơ, nhờ có nó mà ta có khả năng đưa cánh tay ra phía trước, ra sau lưng, giơ lên cao quá đầu cũng như xoay tay ngang ra. 

Khi bị viêm quanh khớp vai, người bệnh thường xuyên bị những cơn đau ở khu vực vai hành hạ, giảm khả năng vận động vai dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa, chơi thể thao…

Bệnh được chia làm nhiều thể khác nhau, với nguyên nhân gây bệnh riêng biệt:

Đau khớp vai đơn thuần:

Bệnh thường gặp ở những người già trên 50 tuổi. Nguyên nhân khởi phát có thể do gặp chấn thương mạnh ở vùng vai, hoặc sau khi cử động, vận động mạnh quá sức. Ở người già, do quá trình tái tạo xương khớp bị giảm sút, nên có thể dẫn tới viêm gân, thoái hóa hay vôi phần mềm. Các bệnh lý trên cũng có thể dẫn tới viêm quanh khớp vai.

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là những cơn đau ở khu vực vai.

Viêm quanh khớp vai ở người lớn tuổi
Viêm quanh khớp vai ở người lớn tuổi


Giả liệt khớp vai:

Đây là trường hợp người bệnh bị giả liệt cơ delta do cơ bị đứt đột ngột, rõ, cấp, mủ các gân cơ quay. Ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), bệnh thường là hậu quả của một vận động mạnh sai tư thế, do gặp chấn thương ở khớp vai, hoặc khi người bệnh cố gắng, tác động mạnh lên mủ các gân cơ quay đã bị thoái hóa cột sống lưng và đốt sống cổ.

Một số triệu chứng cơ bản là những cơn đau dữ đội, thậm chí kèm theo tiếng lắc rắc khi mủ các gân quay bị đứt đột ngột. Một số người bệnh nhận thấy có đám bầm tím xuất hiện ở phía trước cánh tay sau đó vài ngay. Người bệnh bị suy giảm vận động rõ rệt, mất động tác dạng chủ động của cánh tay. Cơn đau có thể giảm và mất dần sau một thời gian, nhưng không khả năng hoạt động của cánh tay không được phục hồi. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Cứng khớp vai:

Khớp vai bị cứng lại, giảm khả năng vận động do bao khớp bị co thắt. Bao khớp dày cũng làm suy giảm vận dộng ổ chảo, cánh tay. Nguyên nhân chính gây bệnh là do rối loạn thần kinh dinh dưỡng lan tỏa, có liên quan mật thiết tới hệ thống xương, cơ, mạch máu và da, tạo nên những con đau do loạn dưỡng thần kinh phản xạ ở chi trên

Bệnh thường gặp đối với những người trưởng thành trên 40 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao ở những người có căng thẳng thần kinh, nhồi máu cơ tim, bệnh Parkinson.

Bệnh khởi phát với những cơn đau cơ học (tăng nặng khi vận động). Sau vài tuần, cơn đau sẽ từ từ giảm dần nhưng vai người bệnh bị cứng lại, đặc biệt rõ rệt đối với hai vận động dạng cánh tay và quay ngoài.

►Xem thêm: Ung thư xương di căn

Tìm hiểu ung thư xương di căn

Ở giai đoạn ung thư xương di căn này, các liệu pháp điều trị gần như vô hiệu. Người ta chỉ có thể sử dụng những phương pháp hô trợ điều trị tâm lý, cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm đau tạm thời và kéo dài cuộc sống cho người bệnh,…

Triệu chứng của ung thư xương di căn

Các triệu chứng của bệnh ung thư xương di căn được phân loại theo phạm vi di căn và vị trí mà các tế bào ung thư di căn đến.

Triệu chứng tại chỗ: xuất hiện các khối u bất thường ở xương. Các khối u này phát triển lớn dần gây đau nhức sâu trong tủy xương. Vùng da có khối u thường ấm hơn các vùng da khác và có màu hồng. Trường hợp khối u xuất hiện ở gần cột sống sẽ gây ra tình trạng chèn ép tủy và dây thần kinh cột sống, làm chân tay tê nhói, các chi suy yếu thậm chí có thể liệt chi, tê liệt thần kinh,…

Xuất hiện khối u ở xương

Đặc biệt, tại những vị trí khối u xuất hiện, mật độ xương sụt giảm làm thay đổi cấu trúc xương, khiến xương giòn, dễ gẫy mặc dù không có những tổn thương nặng hay tác động mạnh.

Triệu chứng ung thư xương di căn trên toàn thân: Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, hay đổ mồ hôi trộm, chóng mặt, thiếu máu và đặc biệt là sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.

Tìm hiểu ung thư xương di căn
Tìm hiểu ung thư xương di căn


Ung thư xương có thể di căn đến đâu?

Ung thư xương di căn thực sự rất nguy hiểm. Lúc này, tế bào ung thư có thể lan sang bất cứ các cơ quan nào trên cơ thể, và tùy vào vị trí mà khối u di căn đến sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau, mỗi cơ quan sẽ có những triệu chứng riêng biệt.

Ví dụ, khi khối u di căn sang phổi sẽ khiến người bệnh khó thở, tràn dịch màng phổi, ho dai dẳng,… Nếu khối u lan sang gan, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da,… Ngoài ra, các cơ quan như thận, não, mắt,… cũng là những bộ phận mà tế bào ung thư xương có thể di căn đến.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư xương di căn

Việc điều trị ung thư xương giai đoạn này phụ thuộc vào vị trí mà các khối u lan đến, bản chất của tế bào ung thư, kích thước khối u và giai đoạn phát triển của bệnh. Khi các tế bào ung thư xương đã di căn thì tỷ lệ kéo dài cuộc sống của người bệnh không còn cao nữa và mục đích của việc điều trị ở thời điểm này chủ yếu là nhằm giảm đau và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân trong khoảng thời gian còn lại.

Do đó, việc điều trị ung thư xương di căn cần phải được xem xét kỹ và chỉ định xử lý bài bản, triệt để ngay từ đầu.

Chỉ định điều trị đầu tiên cần thực hiện là phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư nguyên gốc.

Phẫu thuật u xương là biện pháp tốt nhất

Liệu pháp thứ hai là hóa trị. Mặc dù phương pháp này thường có nhiều tác dụng phụ khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược, song việc truyền hóa chất gần như là một biện pháp bắt buộc có tác dụng kiểm soát, khống chế sự lây lan các tế bào ung thư đang di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Trong trường hợp tế bào ung thư di căn và tái phát nặng thì việc duy nhất chúng ta có thể làm là cải thiện chất lượng sống và kéo dài sự sống cho người bệnh.

Bệnh gai cột sống không nên ăn uống những gì?

Khi bị gai đốt sống người bệnh nên tránh duy trì tư thế khom lưng nhiều khi khuân vác, ngồi làm việc cũng như đi đứng, nằm. Người bệnh nên giữ tư thế thẳng lưng trong tất cả các hoạt động thường ngày.

Không nên làm việc trước máy tính quá lâu, cứ 30 phút nên nghỉ và đi lại 2 – 3 phút sau đó mới nên quay lại làm việc tiếp tục.

Hạn chế tối đa các công việc nặng nhọc như bưng bê, kéo, đây sẽ làm cột sống của bạn thêm thái hóa, chấn thương và vẹo cột sống…

Không tập hay chơi những môn thể thao quá sức chịu đựng đối với bản thân sẽ gây ra những áp lực lớn lên cột sống và dẫn tới mất đàn hồi, thái hóa.
Về dinh dưỡng

Bệnh nhân mắc bệnh gai đốt cột sống cần nên tránh các đồ ăn, thức uống có chứa nhiều chất phụ gia, chất kích thích cũng như thức ăn nhanh vì đó là môi trường để tăng trưởng các gai xương cột sống.

Không nên sử dụng các thực phẩm đồ ăn nhanh

Các dạng thực phẩm này như ớt cay, nước ngọt, soda, rượu và thuốc lá bạn cần tuyệ đối không sử dụng chúng.

Ngoài ra còn có những loại chứa lượng calo cao nhưng giá trị dinh dưỡng vô cùng thấp cũng có thể làm bạn béo phì gây ảnh hưởng tới tư thế đi lại và làm mỏn gai xương phát triển dày đặc khó kiểm soát hơn.

Bệnh gai cột sống không nên ăn uống những gì?
Bệnh gai cột sống không nên ăn uống những gì? 


Bên cạnh với các phương pháp chữa bệnh cũng như việc sử dụng thuốc, châm cứu hay vật lý trị liệu kéo giãn cột sống thì việc dinh dưỡng được xem là trong những yếu tố quan trọng đề phòng ngừa gai cột sống.

Canxi, phốt pho và Vitamin D là những thành phần thiết yếu để tạo nên xương. Vitamin D có rất ít trong thực phẩm đa phần là phải tự tổng hợp nhờ việc tắm nắng. Photpho có nhiều chức năng, bao gồm cả việc căn bằng vitamin cũng như khoáng chất khác như Vitamin D. Bạn có thể tìm thấy chúng trong sữa hay ngũ cốc.

Canxi có nhiều trong các loại rau có mà xanh thẫm, các thực phẩm từ đậu hay hải sản như tôm , cua cá.

Cá, và các loại hạt và hạt dầu là nguồn rất giàu axit béo cũng như omega 3. Cơ thể không thể tự sản sinh ra những chất này mà chỉ có thể dung nạp qua thức ăn, axit béo này giúp làm giảm đi tình trạng viêm và ngăn ngừa được các bệnh mãn tính.

Trái cây và rau quả cũng chứa rất nhiều Vitamin trong đó có Vitamin A và C chống lại các gốc tự do gây nên tình trạng viêm và giúp giảm đau sưng ở những nơi “ mọc gai “. Dù là chế biến dưới hình thức nào như nước ép trái cây hay rau súp đều rất tốt.

Cẩn trọng với chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai

Thời điểm xuất hiện của các cơn đau dây chằng ở lưng thường rơi vào quý thứ 2 và diễn ra nhiều hơn ở quý thứ 3 của thai kỳ, những cơn đau nhẹ với cường độ ít gặp nhiều ở quý hai, đau dữ dội và kéo dài gặp chủ yếu ở quý thứ 3.


Cơ thể phụ nữ mang thai vốn đã khá nhạy cảm, cộng thêm các cơn đau dây chằng lại càng khiến họ cảm thấy bực bội và khó chịu hơn. Vị trí đau tập trung chủ yếu ở vùng khung xương chậu và xương chậu, bụng hoặc lưng đùi. Đứng hoặc ngồi quá lâu, hay thay đổi tư thế đột ngột cũng khiến các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.

Nhận trợ giúp của bác sĩ trong các trường hợp cơn đau kéo dài, mức độ đau mỗi lúc một nghiêm trọng với những biểu hiện không bình thường như: đau dữ dội kèm theo chảy máu, sốt, ớn lạnh, co thắt, buồn nôn và nôn ói… Bản chất của những cơn đau dây chằng thường vô hại, chúng chỉ xuất hiện như một lời cảnh báo rằng cơ thể bạn đang phải làm việc quá sức. Tuy nhiên, khi cơn đau có diễn biến tồi tệ thì đây lại là lời cảnh báo của một biến chứng nguy hiểm khác, vì vậy mẹ bầu cần hết sức cẩn thận.

Một số biện pháp khắc phục

Phụ nữ mang thai rất khó tránh khỏi đau dây chằng, tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục nó bằng những biện pháp hỗ trợ đơn giản như:

Cẩn trọng với chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai
Cẩn trọng với chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai


– Dùng thuốc giảm đau: muốn sử dụng cách này trước hết mẹ bầu cần hỏi qua ý kiến bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại thuốc phù hợp. Không tự ý mua thuốc về dùng tùy tiện vì một số loại thuốc giảm đau có chứa một số chất có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường, loại thuốc giảm đau hay được bác sĩ sử dụng là paracetamol, nhưng liều lượng và cách dùng cho mỗi người sẽ khác nhau do đặc thù cơ địa của họ. Khi dùng thuốc nên tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng và thời gian sử dụng thuốc được bác sĩ hướng dẫn để mang lại kết quả tốt nhất. Thoái hóa cột sống lưng http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-cot-song-lung.html

– Dùng đai hỗ trợ: đai đỡ bụng được xem là công cụ hỗ trợ cho phụ nữ mang thai phải đứng, ngồi hoặc di chuyển nhiều trên đường dài bằng xe ô tô. Tuy nhiên, đai cũng chỉ là vật dụng hỗ trợ, không nên dùng thường xuyên vì việc dùng đai có thể khiến các cơ xương trở nên đơ cứng do không được vận động, lâu dần có thể khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về thoái hóa xương. 

– Tắm nước ấm: không chỉ là biện pháp thư giãn giúp điều trị chứng mất ngủ mà đây còn là biện pháp giúp giảm nhanh các cơn đau ở dây chằng lưng, . Để biện pháp này mang lại hiệu quả mẹ bầu cần canh chỉnh nhiệt độ nước phù hợp và nên tắm trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng.

– Thay đổi tư thế ngủ: trong thời gian mang thai không chỉ xuất hiện mỗi cơn đau dây chằng lưng mà đôi khi mẹ bầu còn bị các cơn đau hông, đau khung xương chậu… hành hạ. Do đó, để giảm bớt cơn đau và giúp bạn dễ ngủ hơn, mẹ bầu nên nằm ngủ trong tư thế nghiêng mình sang một bên, đặt một chiếc gối ở giữa bụng và một chiếc khác ở giữa chân.

Vận động nhẹ: đi bộ hoặc lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga không chỉ giúp giảm bớt cơn đau mà còn tạo tâm lý thoải mái và điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở về sau.