Slider

Hình ảnh chủ đề của kelvinjay. Được tạo bởi Blogger.

Bệnh lý xương khớp

Bệnh lý

Bệnh lý thần kinh

Bệnh lý phần mềm

Bệnh lý ngôn ngữ

Trị liệu

» » Điều trị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân

Thoái hóa khớp là một dạng bệnh viêm xương khớp mà các lớp sụn và xương dưới sụn ở các khớp bị tổn thương, trở nên thô ráp, sần sùi do dịch khớp suy giảm. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra càng mạnh mẽ thì các sụn khớp càng trở nên xấu xí, biến dạng cấu trúc xương dưới sụn. Khi sụn khớp bọc ở đầu xương mất đi chức năng sẽ khiến hai khớp xương cọ vào nhau gây viêm sưng và kèm những cơn đau kinh khủng.


Bệnh thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuồi nào nhưng phổ biến nhất vẫn là những người cao tuổi. Trong đó, các vị trí khớp dễ bị thoái hóa nhất là đốt sống cố, đốt sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân… do những khớp này phải hoạt động rất nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân

Có nhiều nguyên nhân khiến xương khớp bị thoái hóa được các chuyên gia liệt kê sau đây:

Thoái hóa khớp do tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thoái hóa khớp. Những người tuổi càng cao cũng đồng nghĩa với quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, hệ xương khớp phải chịu nhiều áp lực chống đỡ cơ thể nên dễ bị thoái hóa nhất. Đặc biệt, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thoái hóa khớp thì khả năng di truyền cho thế hệ sau là rất cao.

Thoái hóa khớp do viêm khớp mạn tính

Người mắc các bệnh lý viêm khớp mạn tính như bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp… cũng khiến sức khỏe của xương khớp bị ảnh hưởng trầm trọng và mất dần đi các chức năng, sụn khớp không được nuôi dưỡng nên dễ bị hủy hoại và dẫn đến thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp do chấn thương

Những người có tiền sử chấn thương ở các khớp bàn tay, cổ tay, khớp cổ chân hoặc chấn thương tại các khớp này lâu ngày có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân rất cao. Ngoài ra, những người lao động quá sức, do tính chất công việc mà hoạt động nhiều ở vị trí khớp nào đó cũng có thể khiến các khớp bị tổn thương và dẫn đến biến dạng khớp, thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp do các bệnh lý khác

Những người mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, mãn kinh, loãng xương… có sự thay đổi lớn về nội tiết tố thường có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn những người bình thường.
Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân
Nhận biết thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay

Thoái hóa khớp ngón tay và cổ tay phổ biến ở những người làm công việc văn phòng, thường xuyên phải sử dụng cổ tay và ngón tay để đánh máy. Ngoài ra, các bà nội trợ hay công nhân thưởng xuyên vận động cổ tay với cùng một động tác liên tục trong thời gian dài cũng có khả năng bị thoái hóa khớp rất cao. Khi đó, bệnh nhân thường thấy sưng đau ở cổ tay và khớp ngón tay. Ngón tay có thể bị biến dạng, cong hoặc gồ ghề, cứng khớp, hạn chế cử động ngón tay.

Nhận biết thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân khiến bệnh nhân bị sưng đau ở mắc cá chân gây ảnh hưởng đến việc di chuyển.

Thông thường, thoái hóa khớp khiến bệnh nhân mất khả năng vận động từ từ. Đặc biệt, những người bị thoái hóa khớp ở ngón tay, cổ tay, cổ chân còn cảm thấy tê tay chân do dây thần kinh bị chèn ép gây đau và tê.

Điều trị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân

* Điều trị nội khoa:

Vì thoái hóa khớp là căn bệnh mạn tính và không thể điều trị khỏi hoàn toàn một sớm một chiều. Việc dùng thuốc thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, tiêm Corticosteroid chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng của bệnh.

Điều trị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân
Điều trị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân

Việc dùng thuốc tây y lâu dài không phải là một sự lựa chọn lý tưởng vì chúng thường mang đến những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày…

* Phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật nội soi hoặc thay khớp là biện pháp cuối cùng được xem xét khi điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể được phẫu thuật và cũng không phải phẫu thuật là sẽ giúp người bệnh khỏi hoàn toàn mà có thể dẫn đến một số rủi ro. Việc điều trị bệnh thoái hóa khớp (https://vi.wikipedia.org/wiki/Thoái_hóa_khớp) phụ thuộc vào rất nhiêu yếu tố, do đó bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.

* Tập luyện

Ngoài các phương pháp điều trị chuyên khoa, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ tập luyện cho người bị thoái hóa khớp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Các bài tập khớp ngón tay, cổ tay như tập nắm duỗi, tập bóp bóng hay tập co duỗi cỗ chân theo thời lượng phù hợp sẽ giúp khớp phục hồi tốt hơn. Bên cạnh đó, các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga… cũng được các chuyên gia khuyến khích tập luyện.

Hiện nay, việc điều trị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân đang ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới với các phương pháp điều trị kỹ thuật cao, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng xương khớp và vận động dễ dàng hơn. Tuy vậy, để việc điều trị bệnh thoái hóa khớp đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần phải kiên trì phối hợp đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp để hỗ trợ quá trình chữa bệnh hiệu quả.


«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply