Slider

Hình ảnh chủ đề của kelvinjay. Được tạo bởi Blogger.

Bệnh lý xương khớp

Bệnh lý

Bệnh lý thần kinh

Bệnh lý phần mềm

Bệnh lý ngôn ngữ

Trị liệu

» » Cẩn trọng với chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai

Thời điểm xuất hiện của các cơn đau dây chằng ở lưng thường rơi vào quý thứ 2 và diễn ra nhiều hơn ở quý thứ 3 của thai kỳ, những cơn đau nhẹ với cường độ ít gặp nhiều ở quý hai, đau dữ dội và kéo dài gặp chủ yếu ở quý thứ 3.


Cơ thể phụ nữ mang thai vốn đã khá nhạy cảm, cộng thêm các cơn đau dây chằng lại càng khiến họ cảm thấy bực bội và khó chịu hơn. Vị trí đau tập trung chủ yếu ở vùng khung xương chậu và xương chậu, bụng hoặc lưng đùi. Đứng hoặc ngồi quá lâu, hay thay đổi tư thế đột ngột cũng khiến các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.

Nhận trợ giúp của bác sĩ trong các trường hợp cơn đau kéo dài, mức độ đau mỗi lúc một nghiêm trọng với những biểu hiện không bình thường như: đau dữ dội kèm theo chảy máu, sốt, ớn lạnh, co thắt, buồn nôn và nôn ói… Bản chất của những cơn đau dây chằng thường vô hại, chúng chỉ xuất hiện như một lời cảnh báo rằng cơ thể bạn đang phải làm việc quá sức. Tuy nhiên, khi cơn đau có diễn biến tồi tệ thì đây lại là lời cảnh báo của một biến chứng nguy hiểm khác, vì vậy mẹ bầu cần hết sức cẩn thận.

Một số biện pháp khắc phục

Phụ nữ mang thai rất khó tránh khỏi đau dây chằng, tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục nó bằng những biện pháp hỗ trợ đơn giản như:

Cẩn trọng với chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai
Cẩn trọng với chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai


– Dùng thuốc giảm đau: muốn sử dụng cách này trước hết mẹ bầu cần hỏi qua ý kiến bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại thuốc phù hợp. Không tự ý mua thuốc về dùng tùy tiện vì một số loại thuốc giảm đau có chứa một số chất có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường, loại thuốc giảm đau hay được bác sĩ sử dụng là paracetamol, nhưng liều lượng và cách dùng cho mỗi người sẽ khác nhau do đặc thù cơ địa của họ. Khi dùng thuốc nên tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng và thời gian sử dụng thuốc được bác sĩ hướng dẫn để mang lại kết quả tốt nhất. Thoái hóa cột sống lưng http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-cot-song-lung.html

– Dùng đai hỗ trợ: đai đỡ bụng được xem là công cụ hỗ trợ cho phụ nữ mang thai phải đứng, ngồi hoặc di chuyển nhiều trên đường dài bằng xe ô tô. Tuy nhiên, đai cũng chỉ là vật dụng hỗ trợ, không nên dùng thường xuyên vì việc dùng đai có thể khiến các cơ xương trở nên đơ cứng do không được vận động, lâu dần có thể khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về thoái hóa xương. 

– Tắm nước ấm: không chỉ là biện pháp thư giãn giúp điều trị chứng mất ngủ mà đây còn là biện pháp giúp giảm nhanh các cơn đau ở dây chằng lưng, . Để biện pháp này mang lại hiệu quả mẹ bầu cần canh chỉnh nhiệt độ nước phù hợp và nên tắm trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng.

– Thay đổi tư thế ngủ: trong thời gian mang thai không chỉ xuất hiện mỗi cơn đau dây chằng lưng mà đôi khi mẹ bầu còn bị các cơn đau hông, đau khung xương chậu… hành hạ. Do đó, để giảm bớt cơn đau và giúp bạn dễ ngủ hơn, mẹ bầu nên nằm ngủ trong tư thế nghiêng mình sang một bên, đặt một chiếc gối ở giữa bụng và một chiếc khác ở giữa chân.

Vận động nhẹ: đi bộ hoặc lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga không chỉ giúp giảm bớt cơn đau mà còn tạo tâm lý thoải mái và điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở về sau.

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply